Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Pháp môn Như Lý Tác Ý

dùng để tu tập tâm vô lậu. Khi tu tập để diệt trừ lậu hoặc với tri kiến, với phòng hộ, với thọ dụng, với kham nhẫn, với tránh né, với trừ diệt và với tu tập, thì đều phải dùng pháp Như Lý Tác Ý. Nếu không dùng pháp Như Lý Tác Ý mà tu tập bảy pháp trên đây để diệt lậu hoặc thì đó là ức chế tâm, chứ không phải đoạn diệt lậu hoặc.

Trong Đạo Phật, quả chứng cao nhất là tâm vô lậu, tức là chứng quả A La Hán, tức là tu tập để hết khổ đau. Pháp Như Lý Tác Ý dạy tu tập tâm vô lậu, tức là tu tập để hết khổ đau. Muốn đạt được tâm vô lậu thì chúng ta có bảy cách tu tập bằng pháp môn như lý tác ý sau đây: Phương cách thứ nhất: “do tri kiến được đoạn trừ (lậu hoặc)”.

Phương cách thứ hai: “do phòng hộ được đoạn trừ (lậu hoặc)”. Phương cách thứ ba: “do thọ dụng được đoạn trừ (lậu hoặc)”. Phương cách thứ tư: “do kham nhẫn được đoạn trừ (lậu hoặc)”. Phương cách thứ năm: “do tránh né được đoạn trừ (lậu hoặc)”.

Phương cách thứ sáu: “do trừ diệt được đoạn trừ (lậu hoặc)”.Phương cách thứ bảy: “do tu tập được đoạn trừ (lậu hoặc)”. Chỉ cần biết cách xả tâm đúng như bảy trường hợp trên đây. Và trường hợp cuối cùng để xả tâm bằng những pháp môn tu tập, nhưng phải dùng pháp như lý tác ý đi song hành theo bảy trường hợp xả tâm.

Pháp môn Như Lý Tác Ý nhờ có tác ý mà đức Phật diệt trừ được một số cảm thọ tức là bệnh đau, nhờ có tác ý mới chứng và an trú trong vô tướng tâm định, nên thân tâm Phật mới được thoải mái, an lạc, nhẹ nhàng.

Pháp môn như lý tác ý diệt trừ được một số các cảm thọ tức là bệnh đau, giữ tâm bất động. Nếu ai tu tập nhiếp tâm và an trú tâm được trên thân hành nội hay thân hành ngoại là có thể đẩy lui được bệnh khổ trên thân làm chủ được bệnh tật bằng câu tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”.

Pháp môn tác ý là pháp môn dẫn tâm vào đạo, cho nên người tu theo Phật giáo làm chủ được thân tâm là nhờ pháp như lý tác ý. Bền tâm, bền chí Tác Ý khi có niệm khởi, có hôn trầm thì niệm khởi và hôn trầm sẽ bị tiêu diệt.

Gợi ý